Halal là một thuật ngữ được người tiêu dùng biết đến là “được phép” sử dụng đối với nhiều lĩnh vực như đồ ăn, thức uống, dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.. Nhưng ít người biết Halal có nguồn gốc từ đâu.
Halal là một thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Latin của ngôn ngữ Ả Rập - Saudi Arabia, nơi được biết đến là cái nôi của luật Hồi giáo. Trong đó, Halal chính là một trong những quy định có nguồn gốc từ Luật này và nó được nhắc đến trong thiên kinh Quran dưới góc độ luật Kinh tế, Thương mại. Trên cơ sở đó, Halal phải được căn cứ từ 4 nền tảng pháp lý quan trọng hay gọi là cơ sở pháp lý gồm:
1. Quran (Bộ tổng luật)
2. Sunnah (Diễn giải và những quy định khác)
3. Ijmaa’ (Sự đồng thuận của các vị học giả)
4. Qiyas (So sánh hay gọi theo chuyên ngành là “án lệ”).
Cho nên, bất cứ cá nhân hay tổ chức khi đề cập đến Halal trong thị trường thương mại quốc tế hiện nay, đòi hỏi phải nắm vững cơ sở pháp lý quan trọng đó, các nguyên tắc của luật và phương pháp luận, từ đó mới có góc nhìn tổng quan, toàn diện và đưa ra ý nghĩa phương pháp luận đúng đắn về thuật ngữ Halal đối với từng thị trường.
Sau sự kiện Halal toàn quốc vừa qua và 5 ngày chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại ba quốc gia cường quốc của thế giới Hồi giáo UAE, QATAR và SAUDI ARABIA, đã khẳng định vị thế đất nước Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Họ đánh giá rất cao con người Việt Nam, một quốc gia tự lực, tự cường với sự hiếu khách và thân thiện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quatar
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng UAE
Kết thúc chuyến công tác, bên cạnh sự thành tựu to lớn kể cả mặt chiến lược và toàn diện, Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do đầu tiên với các nước Ả Rập (CEPA). Trong đó, thị trường Halal là một trong những tiềm năng quan trọng đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn với thị trường Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ Halal giờ đây đang trở thành tâm điểm nóng trong bản đồ Halal toàn cầu.
P/s: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính chụp ảnh cùng Thủ tướng UAE - Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Thủ tướng Saudi Arabia - Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud và Thủ tướng Quatar - Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.
Lư Văn Lĩnh
Giám đốc Trung tâm Đào tạo Halal