Tiêu chuẩn Halal không chỉ liên quan đến tôn giáo mà nó đang được phát triển nhanh chóng theo hướng của nền kinh tế Halal toàn cầu, được thúc đẩy bởi hơn 2 tỷ dân số Hồi giáo thế giới đang tiêu dùng sản phẩm Halal, đưa ngành này lên một nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Trong các loại tiêu chuẩn đang được triển khai áp dụng như ISO, HACCAP… thì tiêu chuẩn Halal lại có một số đặc thù riêng biệt hoàn toàn so với các tiêu chuẩn khác, mà không phải cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có thể am hiểu tường tận và vận dụng một cách hiểu quả.
Ông Karim Lĩnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Halal có buổi đào tạo tiêu chuẩn Halal cho các học viên
Để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời trong giai đoạn thị trường Halal đang cạnh tranh và thích ứng được với sự thay đổi của các tiêu chuẩn, HTC sẽ cung cấp các khóa đào tạo Halal cho từng tiêu chuẩn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực cho mỗi khách hàng khi sở hữu chứng chỉ Halal. Mỗi học viên sẽ được dẫn giải cả về lý thuyết lẫn thực hành một cách cụ thể, chính xác và tường tận bởi các chuyên gia mà chỉ có ở HTC.
1. Tiến sĩ BASIRON ABDULLAH (Islamic University of Medina, Saudi Arabia; International Islamic University of Malaysia).
2. Thạc sĩ KARIM LĨNH (Cử Nhân Luật Shari’ah, Islamic University Of Medina - Saudi Arabia, Thạc sĩ Luật Kinh tế.
3. Mr. Heng Cher Kwang (Chuyên gia cố vấn Luật Shari'ah - Singapore).
Chương trình đào tạo Halal của HTC được xây dựng từ quá trình thu mua nguyên liệu đến chế biến, quản lí, bảo quản và phân phối sản phẩm Halal, tổng quan về thị trường Halal, văn hóa Hồi giáo Islam, giới thiệu quy trình chứng nhận Halal và tổ chức đào tạo đánh giá Halal nội bộ giúp doanh nghiệp có thể tự quản lý, kiểm soát và duy trì tính Halal của sản phẩm sau chứng nhận.
Bên cạnh đó, HTC cũng sẽ cung cấp khóa đào tạo về tiêu chuẩn Halal của Luật Shar’ah nói chung và các tiêu chuẩn Halal đặc thù của từng nước theo nhu cầu của khách hàng như:
1. MS 1500:2009 của JAKIM Malaysia
2. LPPON MUI của Indonesia
3. UAE.S GSO 2055-1:2015 của Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – UAE
4. WHC (World Halal Council) - Hội đồng thực phẩm Halal thế giới.
5. GAC (GCC Accreditation Centre) thuộc Hội đồng các nước Ả Rập Vùng Vịnh;
6. PNAC (Pakistan National Accreditation Council) – Pakistan;
7. MoIAT (Ministry of Industry & Advance Technology UAE) – UAE;
8. MUIS (Majlis Ugama Islam Singapore) – Singapore;
9. SASO (Saudi Standard, Metrology and Quality Org.)
10. SFDA (Saudi Food and Drug Authority) - Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Arap Saudi
11. CICOT (Thailand) – Thái Lan;
12. IHIAS – Tổ chức Halal Liên minh Thế giới
Sau khóa đào tạo, các học viên sẽ nhận được chứng chỉ tham gia từ HTC và có thời hạn giá trị trong vòng 3 năm.
Kết quả đạt được sau khóa học là
1. Hiểu và nâng cao mức độ nhận thức về Halal, nguyên tắc và khái niệm về Halal.
2. Chia sẻ và áp dụng kiến thức có được trong ngành công nghiệp Halal ngày nay.
3. Quản lý phương pháp thực hành Halal tốt nhất về thực phẩm.
4. Hiểu được các quy trình của Halal và hậu cần của các sản phẩm thực phẩm.
5. Áp dụng và thực hiện yêu cầu về Halal dựa trên các tiêu chuẩn Halal hiện có như MS1500: 2009, LPPOM MUI hoặc các tiêu chuẩn khác.
6. Phát triển và thiết lập Hệ thống Đảm bảo Halal (HAS).
7. Xác định điểm kiểm soát trọng yếu Halal (HCP) trong quá trình vận hành và sản xuất.
8. Khả năng tiến hành đánh giá Halal nội bộ trong tổ chức.
9. Quản lý toàn bộ chương trình đánh giá nội bộ từ giai đoạn lập kế hoạch đến báo cáo.
10. Hiểu được các thành phần kỹ thuật của sản phẩm Halal.
Vui lòng liên hệ HTC để biết thông tin chi tiết về lịch trình và chương trình đào tạo của từng thị trường.