Triển khai Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt ngày 14/02/2023, đặc biệt về tăng cường cung cấp thông tin đến các cơ quan quản lý trung ương và địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp về xu thế phát triển của thị trường Halal, tập quán tiêu dùng, ẩm thực, văn hóa của người Hồi giáo… và tiếp theo Đặc san Halal số đầu tiên (xuất bản ngày 20/11/2023), Bộ Ngoại giao đã xây dựng, phát hành Đặc san Halal số 02.
|
Đặc san bao gồm các thông tin tổng quan về thị trường thực phẩm Halal toàn cầu; chuyển động Halal Việt Nam (các hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển ngành Halal của Bộ, ngành, tỉnh, thành và hiệp hội, doanh nghiệp…); tiêu điểm Halal (thông tin cơ bản về 02 thị trường Halal: Saudi Arabia và Brunei) và các hội chợ, triển lãm lớn trong lĩnh vực Halal trên thế giới trong năm 2024.
Để nghiên cứu, xúc tiến tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, các hiệp hội, doanh nghiệp có thể xem Đặc san Halal số 02 tại địa chỉ QR dưới đây.
BOX: Trong tín ngưỡng Hồi giáo, có hai loại thực phẩm là Halal và Haram. Thực phẩm Halal được coi là thực phẩm hợp pháp, thích hợp để ăn, trong khi thực phẩm Haram bị cấm. Thực phẩm Halal là những sản phẩm "được cho phép", "hợp pháp" để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ thành phần đến khâu chế biến, vận chuyển. Thực phẩm Halal được chế biến theo luật của người Hồi giáo, được làm sạch, bảo quản và đóng gói bằng vật liệu và thiết bị đóng gói được chứng nhận Halal. Thực phẩm Halal cấm sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ con người hoặc động vật và các sinh vật biến đổi gen (GMO), chẳng hạn như chất lỏng thải ra từ cơ thể, giăm bông, lợn và các dẫn xuất của lợn, máu tươi và xác thối. Thực phẩm Halal cũng không chứa các thành phần như rượu, polyme gốc silicone, L-cysteine, lipase, thủy ngân, dimethicone và rennet, có hại cho con người. |
Minh Thư